Đặc tính Y học Cổ truyền Việt Nam

Một đặc tính của thuốc Nam là nguyên liệu dùng những loại thảo mộc bản địa chứ không phải những dược chất xa lạ. Ngoài ra cách chế biến cũng chuộng cách dùng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc sấy khô chứ không nấu ra thành cao hoặc bào chế cầu kỳ.

Những rau trái quen thuộc trong ngành ẩm thực như đậu xanh, rau sam,[2] rau răm, kinh giới, cải cúc, rau muống đều được dùng như một vị thuốc.[3] Cây cỏ hoang dại như vòi voi, cóc mẳn, mộc hương đều có mặt trong một số bài thuốc.[2]. Một số loài hoa như thược dược,[2] ngọc lan, nhài, hoa hồng, mào gà cũng được xem là vị thuốc để chữa bệnh. Đó là chưa kể những loài thảo mộc không ăn được như chùm kết, cà độc dược, lá tre, v.v.[2] Họa hoằn mới thấy có bài thuốc dùng động vật như con nhộng, con nhện, trứng gà, tiết vịt.[2]

Ngoài những toa thuốc uống vào trong người, có loại dùng xoa đắp ngoài da hoặc xông hơi.

Cách đo lường lượng thuốc so với thuốc Bắc cũng tương đối di dịch chứ không chính xác mấy. Thay vì cân đong thành từng chỉ, từng lạng thì đơn thuốc dùng muỗng, dùng chén.[4]